QUY TẮC PHONG THỦY CHO NHÀ BẾP

Quy Tac Phong Thuy Cho Nha Bep 1

Theo quan niệm của người phương đông thì phòng bếp là 1 trong 3 vị trí quan trọng nhất của ngôi nhà. Vì vậy, phong thủy nhà bếp cần chú ý những điều sau để mang lại sự may mắn, tài lộc, hạnh phúc và sức khỏe cho con người.

1. Hướng và vị trí nhà bếp

Đầu tiên cần xem xét đến chính là hướng nhà bếp. Thông thường hướng nhà bếp được bố trí phía Đông, Đông Nam, vì theo Ngũ hành đây là hành Mộc sẽ tương sinh với hành hỏa trong nhà bếp.

Không nên đặt hướng Bếp ở phía Nam là hành Hỏa, sẽ tương ứng với lửa ở trong bếp. vì Lửa thêm lửa sẽ dễ gây ra hỏa hoạn, ảnh hưởng đến tài lộc của gia đình, không tốt.

Không nên bố trí bếp quá lộ liễu, khiến người ta có thể nhìn thấy ngay từ ngoài hoặc để đường từ cửa đâm thẳng vào bếp vì như vậy dễ bị hao tán tài sản. Theo các chuyên gia phong thủy thì Bếp nên tựa vào tường cho vững chãi, tránh để góc nhọn chiếu vào khu vực nấu vì điều đó có thể làm hại tới hòa khí trong nhà.

Còn nếu bếp đặt đối diện với nhà vệ sinh hay cửa phòng ngủ, sức khỏe của các thành viên trong gia đình sẽ bị ảnh hưởng.

Phong thủy học truyền thống cho rằng làm nhà bếp phải cầu “tàng phong tụ khí”. Vì thế bếp nấu nhìn thẳng ra cửa chính hoặc sau bếp có cửa sổ đều không lành vì sợ gió thổi làm tắt đi ngọn lửa đầm ấm mang lại sung túc cho gia đình.

Mặt khác, bếp thuộc hỏa, kỵ nhất với khí mát lạnh của nước, nên vị trí vòi rửa, nòi nước cần phải óc khoảng cách xa hợp lý, không nên để quá gần sẽ không tốt.

Ngoài ra, vị trí của bếp phải kê trên nền cao ráo, không khí thoáng và ánh sáng đầy đủ. Chân bếp không được gập gềnh. Nghiêng lệch là điều tối kỵ khi đặt bếp. Mái nhà bếp không được để dột, có nước rơi vào.

 

 

2. Không gian

Không gian bếp không nên quá trật hẹp, sẽ gây u ám, và mùi dầu mỡ, đồ ăn sẽ gây hại cho sức khỏe người trong gia đình. Trong Bếp cần phải có máy hút mùi, khói… để giúp thoát mùi có hại cho sức khỏe.

Một không gian thoáng đãng giúp căn bếp hấp thụ được nhiều ánh sáng, tạo sự ấm áp, cuốn đi những điều không tốt lành.

Ngoài ra, dùng không gian giữa nhà làm nhà bếp là điều vô cùng kiêng kỵ, vì giữa nhà là nơi trung tâm, cần được tĩnh lặng và yên ổn, không được ám mùi đồ ăn uống.

Phòng bếp phải được thường xuyên lau chùi, dọn dẹp, duy trì sự ngăn nắp, sạch sẽ, thoáng mát để tránh đọng lại thức ăn và dầu mỡ, tạo sự ảm đạm cho nhà bếp. Về mặt khoa học, những thức ăn và dầu mỡ còn sót lại sẽ tạo thành vi khuẩn, vi trùng, nấm mốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là đường hô hấp của mọi thành viên trong gia đình.

3. Những vật dụng dùng cho nhà bếp

Những vật dụng cần thiết trong nhà bếp cũng rất cần thiết. Như máy giặt không nên đặt trong nhà bếp gây sự ẩm ướt, dễ trượt té cho người làm bếp. Các vị trí dao, thớt cần cất gọn an toàn tránh để chỗ dễ rơi rớt, gây nguy hiểm cho người trong nhà, đặc biệt là tránh xa tầm tay trẻ em.

Đặc biệt, tủ lạnh thường hay được đặt trong bếp vì sự tiện lợi, lấy và cất đồ ăn, sắp xếp gia vị… Tuy nhiên không nên để tủ lạnh ở hướng Nam, hướng Bắc, là những hướng kỵ với bếp lửa. 

Tủ lạnh cũng không nên đặt đối diện bếp nấu, vì tủ lạnh đại diện cho sự cất giữ, duy trì sự sống mà để đối diện với lửa thuộc hành Hỏa mọi thứ như tiền tài, sức khỏe rất dễ bị lửa thiêu cháy. 

4. Một số kiêng kỵ ở nhà bếp để bạn có một không gian bếp với kiến trúc hài hòa phong thủy:

QUY TẮC PHONG THỦY CHO NHÀ BẾP

– Kiêng bếp nấu đặt ngược hướng nhà

– Kiêng đường từ cửa đâm thẳng vào bếp

– Kiêng cửa chính nhìn thẳng vào bếp

– Kiêng nhà bếp đặt đối diện với nhà vệ sinh

– Kiêng nhà bếp đối diện với cửa phòng ngủ

– Kiêng bếp sát giường ngủ

– Kiêng để sau bếp là khoảng không

– Đặt bếp trên rãnh mương nước

– Kiêng có xà ngang đè lên trên

– Kiêng mặt trời chiếu xiên khoai

– Kiêng để góc nhọn chiếu thẳng vào bếp

– Kiêng nước lửa đụng nhau